VIỆT NAM QUYẾT THẮNG DỊCH COVID 19

Mỗi ngày chúng ta đều phải tiếp xúc, với những đồ vật có nguy cơ chứa các tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn, nấm…) mà không hề hay biết như tay nắm cửa, nút điều khiển thang máy, công tắc đèn hoặc bắt tay người khác… Bàn tay thường cũng là nơi trực tiếp tiếp xúc nhiều với dịch tiết cơ thể. Virus gây bệnh có thể theo dịch tiết lan rộng ngoài cộng đồng khi chúng ta vô tình đưa tay lên mắt, mũi, miệng hay chạm vào người hoặc vật khác.
Virus gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 (chủng mới của Coronavirus) lây lan khi dịch nhầy hay dịch tiết đường hô hấp chứa virus xâm nhập cơ thể chúng ta từ mắt, mũi, họng qua giọt bắn khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc thông qua bàn tay chạm vào những vật dụng trung gian chứa virus rồi đưa lên mặt. Vì vậy, “Bàn tay không an toàn” cũng chính là “công cụ” phổ biến nhất khiến virus lây lan từ người này sang người khác. Do đó, chặn đứng con đường virus xâm nhập vào cơ thể bằng việc rửa tay thường xuyên và sạch sẽ là hết sức quan trọng.

VÌ SAO CẦN RỬA TAY?

Rửa tay để loại bỏ vi trùng có thể gây bệnh ra khỏi tay. Điều này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng vì:

  • Mọi người thường có thói quen đưa tay lên chạm vào mắt, mũi và miệng mà không hề nhận thức được việc này. Vi trùng có thể xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi và miệng và khiến chúng ta bị bệnh.
  • Vi trùng từ tay chưa được rửa sạch có thể xâm nhập vào thực phẩm và đồ uống trong khi mọi người đang chế biến hoặc ăn. Vi trùng có thể sinh sôi nảy nở mạnh mẽ trong một số loại thực phẩm hoặc đồ uống hoặc trong những điều kiện nhất định và làm cho cơ thể bị bệnh.
  • Vi trùng từ bàn tay chưa được rửa sạch có thể truyền vi trùng từ tay sang các vật thể khác, như khi bạn nắm tay vịn, chạm sờ hoặc nắm vào mặt bàn hoặc đồ chơi, sau đó chuyển sang tay người khác.

Do đó diệt virus, vi khuẩn và các tác nhân khác bằng cách rửa sạch tay sẽ giúp ngăn ngừa tiêu chảy, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và thậm chí có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng da và mắt.
Hướng dẫn mọi người về rửa tay giúp chính bản thân họ và cộng đồng xung quanh khỏe mạnh. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi người dân được hướng dẫn rửa tay sẽ:

  • Giảm 23-40% số ca mắc bệnh tiêu chảy xuống
  • Giảm 58% ca mắc bệnh tiêu chảy ở những người có hệ miễn dịch yếu
  • Giảm 16-21% ca mắc bệnh về đường hô hấp, như cảm lạnh
  • Giảm 29-57% số học sinh nghỉ học do mắc bệnh đường tiêu hóa

KHÔNG RỬA TAY GÂY HẠI CHO TRẺ EM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI?

Khoảng 1,8 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết mỗi năm do bệnh tiêu chảy và viêm phổi, đây là hai kẻ giết trẻ em hàng đầu trên toàn thế giới. Rửa tay có thể bảo vệ khoảng 1/3 trẻ nhỏ bị bệnh tiêu chảy và gần 1/5 trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi.
Mặc dù mọi người trên khắp thế giới thường chỉ rửa sạch tay bằng nước, nhưng lại rất ít người sử dụng xà phòng hay các nước sát khuẩn để rửa tay. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo rằng việc rửa tay nên sử dụng cùng với xà phòng hoặc chất sát khuẩn giúp loại bỏ vi trùng hiệu quả hơn nhiều.
Giáo dục rửa tay tại trường học sẽ giúp cải thiện tình trạng học sinh nghỉ học. Ước tính tỷ lệ rửa tay toàn cầu sau khi sử dụng nhà vệ sinh chỉ là 19%.

RỬA TAY GIÚP CHỐNG LẠI SỰ GIA TĂNG KHÁNG KHÁNG SINH

khang-khang-sinh

Phòng bệnh bằng cách làm giảm lượng thuốc kháng sinh mà một người cần sử dụng khi bị mắc bệnh và giảm tình trạng kháng thuốc kháng sinh.
Rửa tay có thể ngăn ngừa khoảng 30% các bệnh liên quan đến tiêu chảy và khoảng 20% ​​các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp (ví dụ cảm lạnh), mặc dù các bệnh này không cần thuốc kháng sinh để điều trị nhưng trên thực tế, người dân có thể tự mua thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh lý này.
Vì vậy, khi giảm số lượng các bệnh nhiễm trùng này bằng cách rửa tay thường xuyên và đúng thời điểm sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh. Rửa tay cũng có thể giúp phòng tránh nhiễm các vi khuẩn đã kháng thuốc kháng sinh.

THỜI ĐIỂM RỬA TAY PHÒNG BỆNH

Bạn có thể giúp bản thân và những người thân yêu phòng tránh bệnh tật bằng cách rửa tay thường xuyên với xà bông, đặc biệt là trong những thời điểm quan trọng dưới đây, khi bạn có khả năng nhiễm vi trùng và dễ dàng lây truyền vi trùng cho người khác:

  • Trước, trong và sau khi chuẩn bị thức ăn
  • Trước khi ăn
  • Trước và sau khi chăm sóc người ở nhà bị bệnh có triệu chứng nôn mửa hoặc tiêu chảy
  • Trước và sau khi điều trị vết cắt hoặc vết thương
  • Sau khi đi vệ sinh
  • Sau khi thay tã cho trẻ hoặc dọn dẹp nhà vệ sinh
  • Sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi
  • Sau khi chạm vào động vật, thức ăn gia súc hoặc chất thải động vật
  • Sau khi xử lý thức ăn của vật nuôi
  • Sau khi chạm vào rác

HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI – CHUNG TAY DIỆT KHUẨN

THÔNG TIN HỮU ÍCH

  • 9 + 3 =

07LIÊN HỆ

MIỀN NAM

435b Phạm Văn Đồng, Phường 11, Quận Bình Thạnh

093.408.2227

MIỀN BẮC