Ung Thư Có Thể Phòng Ngừa Được
Mỗi người phải ý thức và thực hành các biện pháp phòng ngừa, đừng để các bác sĩ cô độc trong cuộc chiến chống ung thư. Muốn phòng ngừa tốt, phải hiểu đúng về nguyên nhân ung thư
Ngày này năm 2000, Hội nghị Thượng đỉnh phòng chống ung thư cho thiên niên kỷ mới đã ra tuyên bố Paris, nhấn mạnh: Ung thư không biên giới. Các quốc gia cần xây dựng một chiến lược hợp tác toàn diện trong nghiên cứu, hỗ trợ, phòng ngừa và điều trị, với mục tiêu đến năm 2020 làm giảm được tỉ lệ mắc mới và tỉ lệ chết do ung thư.
Gánh nặng bệnh tật toàn cầu
Những nỗ lực không mệt mỏi của các nhà khoa học cùng với sự đầu tư nguồn lực khổng lồ giúp chúng ta nhích từng bước lên phía trước trong cuộc chiến chống ung thư, đã có tiến bộ nhất định trong hiểu biết về nguyên nhân và cơ chế sinh ung thư.
Nhiều kỹ thuật chẩn đoán mới, nhiều thuốc điều trị trúng đích, vắc-xin phòng ngừa và các phương pháp điều trị mới (miễn dịch, tế bào gốc, gien trị liệu…) đã làm giảm tỉ lệ mắc, chết, kéo dài số năm sống còn ở một số loại ung thư (ung thư vú, ung thư cổ tử cung…). Nhưng cho đến nay, ung thư vẫn còn là gánh nặng bệnh tật toàn cầu, một dịch bệnh thầm lặng. Mỗi năm, thế giới có hơn 14 triệu người mắc mới và gần 9 triệu người chết vì ung thư (ước tính vào năm 2030, số người chết sẽ là 13 triệu). Tính chung, cứ 6 người chết có 1 trường hợp vì ung thư. Số tử vong ở các nước có thu nhập thấp và trung bình chiếm 70% so với thế giới. Mỗi năm, thế giới phải tiêu tốn khoảng 1.400 tỉ USD (khoảng 1,5% GDP toàn cầu) cho cuộc chiến ung thư. Ở nước ta, tỉ lệ mắc, chết vì ung thư chưa có dấu hiệu giảm, với 126.000 ca mắc mới và 94.000 người chết vì ung thư mỗi năm. Các chuyên gia về ung thư nhận định hiệu quả chăm sóc bệnh nhân ung thư của Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định nhưng mới chỉ đạt mức 40%, trong khi ở các nước phát triển là 70%-80%.
Ai cũng làm được
Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cuộc chiến toàn cầu chống ung thư sẽ không thể mang lại hiệu quả nếu chỉ dựa vào điều trị. WHO cũng đã đưa ra 9 chương trình hành động với mục đích giảm 25% số ca chết vì ung thư vào năm 2025. Theo đó, mỗi người phải ý thức và thực hành các biện pháp phòng ngừa tốt, để không hiểu sai về ung thư, nhất là đối với người dân ở các nước chậm phát triển. Những nhận thức sai lầm thường thấy là: ung thư chủ yếu gặp ở người già, ung thư là án tử, mọi việc đã an bài (thật ra nhiều loại ung thư có thể trị khỏi nếu phát hiện sớm); ung thư là định mệnh, khó xác định (thật ra ung thư có thể phòng ngừa và 30% số ca có thể phòng ngừa cũng như có thể điều trị một cách chủ động, có hiệu quả).
Muốn phòng ngừa tốt, phải hiểu đúng về nguyên nhân ung thư. Nói một cách dễ hiểu, ung thư là bệnh di truyền, do đột biến gien, đột biến nhiễm sắc thể. Các đột biến này chủ yếu xuất hiện mới với một tỉ lệ nhất định được di truyền từ bố, mẹ. Các tế bào mang đột biến di truyền này có những đặc điểm sinh học bất thường như phân chia nhanh, phân chia liên tục, không còn biệt hóa bình thường, không chịu sự kiểm soát của các nội tiết tố và thần kinh. Các tế bào ung thư lúc này trở thành những kẻ vô dụng nhưng tiếp tục chiếm dụng nguồn dinh dưỡng của cơ thể nên chúng là kẻ ác của cơ thể… Đó là lý do mà nhiều nước phát triển đã bắt đầu coi xét nghiệm DNA như những xét nghiệm dự báo sớm để phòng ngừa ung thư.
Các đột biến di truyền chủ yếu do các tác nhân bất lợi của môi trường gây ra. Các nhà khoa học đã điểm mặt các yếu tố đó, như: khói thuốc lá, tia cực tím, ô nhiễm môi trường, béo phì, khẩu phần ăn không lành mạnh, một số virus (virus viêm gan HBV gây ung thư gan, virus HPV gây ung thư cổ tử cung), vi khuẩn (H.pylozi gây ung thư dạ dày), nấm mốc, lạm dụng rượu bia, ít vận động cơ thể… Khảo sát của Hội Ung thư Mỹ cho thấy 30% trường hợp chết do ung thư có liên quan đến hút thuốc và ô nhiễm không khí; 20% là do thừa cân, ít vận động, nghiện rượu, dinh dưỡng nghèo nàn.
Dự phòng chính xác
Gần đây, giới y khoa thường nói đến y học chính xác, tức là một nền y học mới với việc phòng bệnh và trị bệnh dựa vào sự khác biệt cá thể về lối sống, môi trường và đặc điểm sinh học. Điều trị chính xác có thể hiểu nôm na là “đúng thuốc, đúng liều, đúng thời điểm cho cá thể”. Do đó, y học chính xác còn được gọi là y học cá thể hóa. Dự phòng chính xác là một cách tiếp cận mới, đang được các nhà khoa học cụ thể hóa và chính xác hóa như một khoa học về phòng bệnh. Người hoặc gia đình có gien nguy cơ cần có biện pháp dự phòng khác hơn so với các cá thể không mang gien nguy cơ. Các nước nghèo cần có chiến lược phòng ung thư khác so với các nước giàu. Các vùng miền khác nhau, thậm chí các nhóm người lao động khác nhau cũng cần có những ưu tiên phòng ngừa khác nhau.
Dự phòng ở các giai đoạn khác nhau cũng cần có biện pháp khác nhau. Dự phòng cấp một là dự phòng giai đoạn khỏe, tránh phơi nhiễm hoặc giảm thiểu các nguyên nhân gây bệnh. Tiếp đó là giai đoạn dự phòng tiền lâm sàng, khi bệnh đã khởi phát nhưng chưa có các triệu chứng lâm sàng, biện pháp dự phòng là chẩn đoán sớm và điều trị phòng ngừa. Dự phòng cấp ba là dự phòng giai đoạn lâm sàng; dự phòng kết hợp với điều trị bằng các biện pháp phục hồi, làm giảm thiểu di chứng.
Các biện pháp phòng ngừa ung thư:
Gánh nặng bệnh tật toàn cầu
Những nỗ lực không mệt mỏi của các nhà khoa học cùng với sự đầu tư nguồn lực khổng lồ giúp chúng ta nhích từng bước lên phía trước trong cuộc chiến chống ung thư, đã có tiến bộ nhất định trong hiểu biết về nguyên nhân và cơ chế sinh ung thư.
Nhiều kỹ thuật chẩn đoán mới, nhiều thuốc điều trị trúng đích, vắc-xin phòng ngừa và các phương pháp điều trị mới (miễn dịch, tế bào gốc, gien trị liệu…) đã làm giảm tỉ lệ mắc, chết, kéo dài số năm sống còn ở một số loại ung thư (ung thư vú, ung thư cổ tử cung…). Nhưng cho đến nay, ung thư vẫn còn là gánh nặng bệnh tật toàn cầu, một dịch bệnh thầm lặng. Mỗi năm, thế giới có hơn 14 triệu người mắc mới và gần 9 triệu người chết vì ung thư (ước tính vào năm 2030, số người chết sẽ là 13 triệu). Tính chung, cứ 6 người chết có 1 trường hợp vì ung thư. Số tử vong ở các nước có thu nhập thấp và trung bình chiếm 70% so với thế giới. Mỗi năm, thế giới phải tiêu tốn khoảng 1.400 tỉ USD (khoảng 1,5% GDP toàn cầu) cho cuộc chiến ung thư. Ở nước ta, tỉ lệ mắc, chết vì ung thư chưa có dấu hiệu giảm, với 126.000 ca mắc mới và 94.000 người chết vì ung thư mỗi năm. Các chuyên gia về ung thư nhận định hiệu quả chăm sóc bệnh nhân ung thư của Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định nhưng mới chỉ đạt mức 40%, trong khi ở các nước phát triển là 70%-80%.
Ai cũng làm được
Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cuộc chiến toàn cầu chống ung thư sẽ không thể mang lại hiệu quả nếu chỉ dựa vào điều trị. WHO cũng đã đưa ra 9 chương trình hành động với mục đích giảm 25% số ca chết vì ung thư vào năm 2025. Theo đó, mỗi người phải ý thức và thực hành các biện pháp phòng ngừa tốt, để không hiểu sai về ung thư, nhất là đối với người dân ở các nước chậm phát triển. Những nhận thức sai lầm thường thấy là: ung thư chủ yếu gặp ở người già, ung thư là án tử, mọi việc đã an bài (thật ra nhiều loại ung thư có thể trị khỏi nếu phát hiện sớm); ung thư là định mệnh, khó xác định (thật ra ung thư có thể phòng ngừa và 30% số ca có thể phòng ngừa cũng như có thể điều trị một cách chủ động, có hiệu quả).
Muốn phòng ngừa tốt, phải hiểu đúng về nguyên nhân ung thư. Nói một cách dễ hiểu, ung thư là bệnh di truyền, do đột biến gien, đột biến nhiễm sắc thể. Các đột biến này chủ yếu xuất hiện mới với một tỉ lệ nhất định được di truyền từ bố, mẹ. Các tế bào mang đột biến di truyền này có những đặc điểm sinh học bất thường như phân chia nhanh, phân chia liên tục, không còn biệt hóa bình thường, không chịu sự kiểm soát của các nội tiết tố và thần kinh. Các tế bào ung thư lúc này trở thành những kẻ vô dụng nhưng tiếp tục chiếm dụng nguồn dinh dưỡng của cơ thể nên chúng là kẻ ác của cơ thể… Đó là lý do mà nhiều nước phát triển đã bắt đầu coi xét nghiệm DNA như những xét nghiệm dự báo sớm để phòng ngừa ung thư.
Các đột biến di truyền chủ yếu do các tác nhân bất lợi của môi trường gây ra. Các nhà khoa học đã điểm mặt các yếu tố đó, như: khói thuốc lá, tia cực tím, ô nhiễm môi trường, béo phì, khẩu phần ăn không lành mạnh, một số virus (virus viêm gan HBV gây ung thư gan, virus HPV gây ung thư cổ tử cung), vi khuẩn (H.pylozi gây ung thư dạ dày), nấm mốc, lạm dụng rượu bia, ít vận động cơ thể… Khảo sát của Hội Ung thư Mỹ cho thấy 30% trường hợp chết do ung thư có liên quan đến hút thuốc và ô nhiễm không khí; 20% là do thừa cân, ít vận động, nghiện rượu, dinh dưỡng nghèo nàn.
Dự phòng chính xác
Gần đây, giới y khoa thường nói đến y học chính xác, tức là một nền y học mới với việc phòng bệnh và trị bệnh dựa vào sự khác biệt cá thể về lối sống, môi trường và đặc điểm sinh học. Điều trị chính xác có thể hiểu nôm na là “đúng thuốc, đúng liều, đúng thời điểm cho cá thể”. Do đó, y học chính xác còn được gọi là y học cá thể hóa. Dự phòng chính xác là một cách tiếp cận mới, đang được các nhà khoa học cụ thể hóa và chính xác hóa như một khoa học về phòng bệnh. Người hoặc gia đình có gien nguy cơ cần có biện pháp dự phòng khác hơn so với các cá thể không mang gien nguy cơ. Các nước nghèo cần có chiến lược phòng ung thư khác so với các nước giàu. Các vùng miền khác nhau, thậm chí các nhóm người lao động khác nhau cũng cần có những ưu tiên phòng ngừa khác nhau.
Dự phòng ở các giai đoạn khác nhau cũng cần có biện pháp khác nhau. Dự phòng cấp một là dự phòng giai đoạn khỏe, tránh phơi nhiễm hoặc giảm thiểu các nguyên nhân gây bệnh. Tiếp đó là giai đoạn dự phòng tiền lâm sàng, khi bệnh đã khởi phát nhưng chưa có các triệu chứng lâm sàng, biện pháp dự phòng là chẩn đoán sớm và điều trị phòng ngừa. Dự phòng cấp ba là dự phòng giai đoạn lâm sàng; dự phòng kết hợp với điều trị bằng các biện pháp phục hồi, làm giảm thiểu di chứng.
Các biện pháp phòng ngừa ung thư:
- Nên đi khám, xét nghiệm định kỳ khi đã trên 40 tuổi.
- Tránh hút thuốc lá và không lạm dụng rượu bia.
- Tiêm ngừa các bệnh có thể do virus gây ung thư: ung thư gan, ung thư cổ tử cung.
- Ăn uống điều độ, nên ăn nhiều rau.
- Bảo vệ môi trường khỏi sự ô nhiễm.
- Tập thể dục thường xuyên.
Nguồn: http://www.vietpress.vn