Ứng dụng công nghệ nano trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản
Các chế phẩm từ nano giúp cây trồng, thủy sản, vật nuôi hấp thu nhanh, gia tăng hiệu quả kháng bệnh và kích thích tăng trưởng tự nhiên. Đặc biệt, nano đồng bạc, oligochitosan được các nước trên thế giới ứng dụng rộng rãi vào nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch từ nhiều năm qua.
Hội thảo “Ứng dụng công nghệ nano vào lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản” diễn ra tại Trung Tâm Thông tin và Thống kê Khoa học & Công Nghệ – Sở Khoa học & Công nghệ Tp. HCM với sự góp mặt của nhiều chuyên gia, nhà khoa học để cùng trao đổi về các tham luận liên qua đến ứng dụng công nghệ nano vào lĩnh vực nông nghiệp trong thời gian gần đây.
Công nghệ chiếu xạ tiền đề cho ngành công nghiệp sản xuất phân bón, chế phẩm sinh học nano
Chuyên gia Lê Ngọc Anh tại hội thảo cũng chia sẻ về các công nghệ sản xuất nano đang được ứng dụng trong thời gian gần đây, bên cạnh các phương pháp hóa học như dùng oxi hóa khử, điện hóa hay vi nhủ tương để cho ra hạt nano thì cũng có thể dung phương pháp vật lý như phương pháp hồ quang điện, lazer. Tuy nhiên, nổi bật hơn hết vẫn là công nghệ chiếu xạ cho ra các hạt nano có kích thước nhỏ, độ tinh khiết cao, không để lại tạp chất trong quá trình sản xuất.
Chuyên gia Lê Ngọc Anh tại hội thảo cũng chia sẻ về các công nghệ sản xuất nano đang được ứng dụng trong thời gian gần đây
Ngày nay tình trạng ô nhiễm môi trường đang xảy ra nghiêm trọng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản do phần lớn các chất hữu cơ dư thừa từ thức ăn, phân và các rác thải khác đọng lại dưới đáy ao nuôi. Ngoài ra, còn các hóa chất, kháng sinh được sử dụng trong quá trình nuôi trồng cũng dư đọng lại mà không được xử lý.
Việc hình thành lớp bùn đáy do tích tụ lâu ngày của các chất hữu cơ, cặn bã là nơi sinh sống của các vi sinh vật gây thối, các vi sinh vật sinh các khí độc như: NH3, NO2, H2, H2S, CH4…. Các vi sinh vật gây bệnh như: TPC, Coliforms, Vibrio, Aeromonas, Ecoli, Pseudomonas, Proteus,Staphylococcus… nhiều loại nấm và nguyên sinh động vật.
Nano bạc có thể sử dụng cho tất cả các loại cây trồng, như hoa màu (rau củ quả), cây lương thực (lúa ngô), cây công nghiệp (hồ tiêu, tiêu, ca cao, chè, mía….), các loại hoa cây cảnh… Sử dụng định kỳ đối với mỗi loại cây trồng khác nhau sẽ có lịch trình phun khác nhau. Ví dụ, thời kỳ cây con sức đề kháng rất yếu, nên có thể xử lý ngay từ giai đoạn ngâm hạt giống và làm đất, thời kỳ phát triển của lá nếu được xử lý thì lá sẽ khỏe, cây phát triển mạnh và tăng cường khả năng quang hợp.
Dung dịch Nano bạc có thể sử dụng để xử lý đất trước khi trồng, do trong đất có rất nhiều mầm bệnh, vì vậy trước khi gieo hạt hoặc trồng cây, sử dụng dung dịch phun đều lên bề mặt để tiêu diệt nấm bệnh vi khuẩn, sau đó tiến hành bón lót và gieo hạt hoặc trồng cây sẽ cho hiệu quả vượt trội.
Oligochitosan – “kháng sinh thực vật” tự nhiên cho cây trồng, vật nuôi
Với khả năng tan trong nước, oligochitosan thể hiện một số hoạt tính sinh học như tính chống oxi hóa, kích thích hệ miễn dịch chống nhiễm bệnh đối với vật nuôi, cây trồng… nhằm kìm hãm quá trình sinh sản của vi sinh vật gây bệnh và nấm độc, dùng làm kháng “sinh thực vật” ứng dụng trong các ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
Theo TS. Nguyễn Ngọc Duy, ngoài khả năng kích kháng bệnh, oligochitosan giúp cây khỏe mạnh, sinh trưởng tự nhiên. Do đó, bản chất không phải là thuốc kích thích tăng trưởng, có thể sử dụng ngay từ khi xử lý hạt giống, phun khi cây còn nhỏ đến suốt vòng đời, để đạt hiệu quả tốt nhất.
Nguyễn Ngọc Duy – Trưởng phòng Nghiên cứu và Phát triển – Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ – Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam) chia sẻ tại hội thảo.
Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã ứng dụng oligochitosan để xử lý hạt giống trước khi gieo thì sẽ gia tăng tỷ lệ nảy mầm, chẳng hạn như hạt giống lúa được xử lý đạt 94,4% so với lô đối chứng chỉ 88,0%.
Về hiệu ứng kích thích tăng trưởng, nhóm nghiên cứu thử nghiệm thực tế trên cây ớt với mức phun oligochitosan nồng độ 50 mg/l mỗi lần, thực hiện 3 lần ở 30, 40 và 50 ngày sau khi gieo hạt. Kết quả cho thấy khả năng phát triển của cây ớt tăng khoảng 35-40% so với đối chứng, đạt hiệu quả tốt nhất ở liều lượng 80 ppm về chiều cao của cây và trọng lượng trái. Trên cây tiêu, với liều lượng 70 ppm, phun 2 tuần/lần, thì sau 9 tháng, năng suất thu hoạch tăng 15%, hạt to và chất lượng hơn đối chứng. Bên cạnh đó, oligochitosan còn có tác dụng gia tăng hoạt chất sinh học trong cây dược liệu. Thực nghiệm trên cây sả cho kết quả gia tăng sinh khối tươi là 20-50%, hàm lượng tinh dầu tăng từ 30-100% so với mẫu đối chứng; thực nghiệm trên nghệ tươi cho kết quả gia tăng năng suất lên sấp xỉ 45%, hàm lượng curcumin dược liệu tăng lên sấp xỉ 300%.; thực nghiệm trên nấm đông trùng hạ thảo cho lượng dược chất cordycepin lên 8832 mg/kg (tăng hơn 350%), adenosin 6959 mg/1kg (tăng hơn 600%).
Ở các ngành chăn nuôi và thủy sản, oligochitosan cũng có tác dụng kích kháng bệnh và kích thích tăng trưởng cho tôm, cá. Cá tra được ăn thức ăn có bổ sung oligochitosan (khoảng 3,5 lít/tấn thức ăn) trong vòng 45 ngày, sau đó được tiêm để gây nhiễm virus gây bệnh gan thận mủ, theo dõi tình hình 21 ngày sau khi tiêm thì tỷ lệ chết bệnh giảm tới 47,6%.
Tại hội thảo, Ông Đỗ Lương Trường – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Dược Miphar chia sẻ. Để thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp sạch, sự kết hợp giữa nghiên cứu khoa học, thực nghiệm rất quan trọng. Các giải pháp ứng dụng công nghệ nano đã được công ty hoàn thành mang thương hiệu NANO XANH sẽ được triển khai trong thời gian sắp tới. Các chế phẩm ứng dụng từ nano bạc, đồng, kẽm, oligochitosan và nano selen để sử dụng trong các ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, nhằm thay thế việc sử dụng kháng sinh trong nông nghiệp.
Ông Đỗ Lương Trường – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Dược Miphar chia sẻ thương hiệu NANO XANH
Các đối tác có nhu cầu quan tâm xin vui lòng liên hệ
Công ty Cổ phần Dược Miphar. Địa chỉ: 435b Phạm Văn Đồng, Phường 11, Quận Bình Thạnh. Điện thoại: 19009014, website: www.nanoxanh.com
Trung tâm B&P Miphar