Tăng Sức Đề Kháng Cho Cơ Thể, Không Lo Âu Bệnh Tật
Sức đề kháng là khả năng phòng vệ và chống lại các tác nhân xâm nhập vào cơ thể con người. Sức đề kháng suy yếu là cơ hội để các bệnh tật phát sinh. Đa phần mọi người cứ nghĩ khi bị mắc bệnh chỉ cần dùng thuốc để chữa khỏi mà không quan tâm đến sức đề kháng mình đang bị suy yếu nên bệnh tấn công, về lâu về dần cơ thể trở nên nhờn thuốc và không có sự phòng vệ nào trước bệnh tật. Vì vậy, ý thức quan tâm tăng cường sức để kháng là cách tốt nhất để cơ thể luôn khoẻ mạnh, không lo bệnh tật.
Môi trường ngày càng ô nhiễm, thêm vào các thời điểm giao mùa, nhiệt độ cũng như độ ẩm thay đổi thường xuyên là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn và mầm bệnh sinh sôi. Cùng với thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, lười vận động, ăn uống không đủ chất… dẫn đến sức đề kháng yếu, khiến cơ thể suy nhược, dễ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp, virus như ho, hen suyễn, virus H5N1, nhiễm khuẩn đường ruột…
Cần phải thay đổi lối sống và tập cho mình những thói quen sau để bảo vệ cơ thể, tăng cường sức đề kháng và khi mắc bệnh thì cũng chóng khỏi nhờ sức đề kháng tốt của cơ thể.
- Nạp đầy đủ các hàm lượng Vitamin
Vitamin D là “vũ khí” hữu hiệu để phòng và chống tiểu đường, bệnh tim mạch và thậm chí là ung thư. Mọi người có thể nạp vitamin D qua ánh sáng mặt trời buổi sáng sớm hoặc các thực phẩm như nấm, lòng đỏ trứng, cá béo…
Vitamin C cũng là yếu tố hân tử hữu cơ cần thiết cho cơ thể, tham gia quá trình trao đổi chất tăng cường sức đè kháng và ngăn ngừa cảm vặt. Cam chanh nói riêng và các loại quả có mùi thường được biết đến lượng vitamin C dồi dào, giúp thanh nhiệt giải độc, ngăn ngừa các chứng bệnh do nóng trong người cũng như nổi mụn. Ngoài ra, các loại rau củ như ớt chuông, cà rốt, súp lơ xanh…là nguồn thực phẩm bổ sung vitamin C mà bạn có thể lực chọn và thêm vào khẩu phần ăn hằng ngày của mình.
Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A. Vitamin A có thể ổn định màng tế bào da trên cơ thể, tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch. Khi cơ thể thiếu vitamin A, khả năng chống lại vi-rút của các tế bào cũng giảm đi, chức năng bảo vệ niêm mạc đường hô hấp cũng theo đó yếu đi, một khi bị vi-rút, vi khuẩn tấn công thì rất dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp. Thực phẩm chứa nhiều vitamin A gồm cà rốt, gan động vật, thịt đỏ, rau ngót, đu đủ…
- Duy trì lối sống lành mạnh
Thường xuyên tập thể dục mỗi ngày giúp nâng cao sức khỏe tim mạch, hạn chế nguy cơ mắc bệnh mãn tính nguy hiểm. Thêm vào đó, vận động thúc đẩy lưu thông máu, đào thải các chất độc hại trong cơ thể. Nhờ đó mà hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả và đúng chức năng.
Ngủ đủ giấc để các tế bào trong cơ thể kịp phục hồi sau khoảng thời gian làm việc mệt mỏi.
Ngừng hút thuốc là phương pháp cải thiện hiệu quả sức đề kháng. Trong khói thuốc có chứa nicotine. Chất độc hại này khi vào máu làm giảm khả năng vận chuyển oxy trong cơ thể. Hơn thế, chúng còn khiến cơ thể phơi nhiễm với các chất ung thư và hắc ín. Theo đó, hệ miễn dịch phải hoạt động quá mức, làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.
Uống đủ nước hỗ trợ rửa sạch ruột, giúp tiêu hoá hiệu quả, thanh lọc cơ thể khỏi các chất độc hai.
Giữ vệ sinh cơ thể, tắm rửa sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để diệt trừ và tránh virus, vi khuẩn vào trong cơ thể.
- Bổ sung các loại thảo dược nâng cao khả năng đề kháng
Nhiều người thường dùng các loại thảo dược hoặc chất bổ sung để cải thiện sức khỏe, tăng khả năng đề kháng. Trong số đó, có nhiều loại đã được chứng minh là ảnh hưởng lên hệ thống miễn dịch như Đông Trùng Hạ Thảo. Trong thành phần của Đông Trùng Hạ Thảo có chứa chất cordycepin và polysaccharides có tác dụng thúc đẩy hoặc điều tiết hai chiều đối với hệ miễn dịch. Do đó nó có tác dụng hoạt hóa tế bào miễn dịch và tăng cường chức năng tiêu diệt của tế bào miễn dịch.
Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) kích thích hệ thống miễn dịch bằng cách tăng số lượng bạch cầu – giúp cơ thể chúng ta phòng chống lại các bệnh nhiễm trùng khác nhau khi các bệnh nhân bị thiếu khả năng miễn dịch, như bệnh nhân ung thư, viêm gan B, HIV được dùng đông trùng hạ thảo để hỗ trợ điều trị bệnh (Holliday, J và cộng sự Encyclopedia of supplementary diet Dekker Encyclopedias, Taylor và Francis Publishing, 2005).
- Yếu tố tinh thần cũng liên quan đến tăng cường hệ thống miễn dịch.
Sống lạc quan, giữ thái độ tích cực và giảm stresss và cười nhiều giúp xua tan bệnh tật. Một nhóm người được cùng cho xem đoạn video hài hước, những người cười to hệ miễn dịch tốt hơn và ít mắc bệnh hơn. Mối liên quan còn cho thấy chỉ có tiếng cười thực sự mới giúp ngăn chặn hoặc giảm thiểu bệnh tật.