Tác Hại Khôn Lường Khi Cho Trẻ Sử Dụng Điện Thoại Nhiều
Ngày nay, điện thoại không chỉ là vật bất li thân của người lớn mà nó còn là vật không thể rời mắt của trẻ em. Nhiều cha mẹ thường xuyên cho con em sử dụng điện thoại để trẻ có thể ngồi ngoan đỡ mất thời gian trông trẻ hay để kích thích trẻ ăn cơm, khi trẻ hờn dỗi…Nhưng điều đó sẽ vô tình mang nhiều tác hại đến với trẻ khi sử dụng điện thoại thường xuyên.
Tác hại mang đến đầu tiên và trước mắt là các bệnh về mắt của trẻ hói quen nhìn chằm chằm vào di động trong thời gian dài sẽ dễ khiến bé cảm thấy nhức mắt, khô mắt thậm chí mờ dần. Có thể gây cận thị và các bệnh về mắt như nháy máy liên tục.
Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) đã xếp tần số vô tuyến (gồm cả những gì từ điện thoại di động) vào nhóm những tác nhân gây ung thư vào năm 2011. Do đó, bức xạ từ điện thoại di động có thể là nguy cơ tiềm tàng gây ung thư ở trẻ.
Khi trẻ sử dụng nhiều điện thoại sẽ dẫn đến rối loạn khả năng chú ý và nhận thức, không tập trung, các rối loạn này nặng hay nhẹ phụ thuộc vào thời điểm phụ huynh cho trẻ sử dụng. Trẻ sẽ trở nên cáu gắt, gây hấn với ba mẹ, chỉ muốn sử dụng điện thoại và thờ ơ với các sự việc diễn ra xung quanh.
Trẻ sẽ trở nên lười vận động khi chỉ tập trung ngồi một chỗ sử dụng điện thoại, điều đó dẫn đến nguy cơ béo phì ở trẻ. Việc ngồi hàng giờ để xem điện thoại khiến cơ thể trẻ chậm khả năng trao đổi chất cơ thể, chất béo bị tích trữ nhiều hơn.
Điện thoại là vật ít khi lau chùi thường xuyên, đây là vật dụng có chứa nhiều vi khuẩn, với sức đề kháng của trẻ nhỏ còn yếu nên việc bị nhiễm khuẩn khi sử dụng điện thoại là chuyện phổ biến. Hầu hết nhiều phụ huynh cho trẻ em xem điện thoại khi ăn nên làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm bệnh.
Trẻ thường xem với khoảng cách gần, thường xuyên dụi mắt, chảy nước mắt, rất nhạy cảm với ánh sáng, nheo mắt, lé mắt. Khi đọc phải lấy viết dò từng hàng, hay nghiêng đầu sang một bên, ngủ ít, hay giật mình, não bộ căng thẳng dẫn đến mạch đập nhanh, tim phải co bóp nhiều hơn… Khi có các dấu hiệu này cần đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ và hạn chế việc sử dụng điện thoại ở trẻ.
Hơn hết, các phụ huynh không nên cho trẻ sử dụng điện thoại nhiều, cần quy định giờ dùng điện thoại ở trẻ. Cho trẻ tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa như bơi lội, võ thuật… để nâng cao tinh thần và sức khỏe của trẻ. Dành nhiều thời gian vui chơi, hoạt động, hướng dẫn các kiến thức đúng đắn cho trẻ.