Tác dụng của Đông Trùng Hạ Thảo Vikings trong điều trị bệnh tiểu dường
Bệnh đái tháo đường, còn có các tên gọi khác là đái đường, tiểu đường là một tình trạng tăng đường máu bệnh lý do thiếu hóc môn insulin hoặc do insulin hoạt động không hiệu quả vì bị tình trạng đề kháng insulin gây ra .
Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường:
Chất đường (carbohydrate) gồm 2 loại: đường ngọt (sugary carbohydrate) và đường bột (starchy carbohydrate), khi ăn vào đường sẽ được tiêu hóa tạo ra glucose, chuyển hóa ra năng lượng.
Tế bào β của tụy tạng tổng hợp insulin, chế tiết vào máu để kiểm soát ổn định nồng độ glucose máu. Nồng độ glucose và độ insulin luôn luôn tỷ lệ thuận.Khi cơ thể bị thiếu hụt insulin, sự điều hòa glucose máu không tốt, nồng độ glucose máu tăng lên cao và con người bị bệnh đái tháo đường
Hai nhóm nguyên nhân chính là:
Gene di truyền: chủng tộc, gia đình Đây là yếu tố không điều chỉnh được (Unmodifiable factors)
Lối sống & môi trường: ăn uống, vận động Đây là yếu tố có thể cải tạo, điều chỉnh được ( Modifiable factors)
Phân loại :
(1). ĐTĐ thể 1: Tế bào bê ta bị hư hỏng không tiết được insulin. ĐTĐ thể 1 có cách điều trị duy nhất là chích insulin nên gọi là ĐTĐ lệ thuộc insulin (IDDM)
(2). ĐTĐ thể 2: Tế bào bê ta suy kiệt không tiết đủ insulin. ĐTĐ thể 2 có thể dùng thuốc uống nên còn gọi là ĐTĐ không lệ thuộc insulin (NIDDM)
(3). ĐTĐ thể 3: Là các thể dạng ĐTĐ đặc biệt, trung gian giữa 1 và 2.
(4). ĐTĐ thai nghén: Là những ca ĐTĐ phát hiện trong khi mang thai.
Nghiên cứu khoa học trong sử dụng đông trùng hạ thảo ĐTHT với bệnh nhân tiểu đường
Nghiên cứu của các nhà khoa học tại viện Y Dược Jinke vào tháng 8 năm 2000 về tác dụng của Đông Trùng Hạ Thảo đối với bệnh tiểu đường và mỡ trong máu, trong đó các bệnh nhân được dùng 4 viên nang có chứa Đông Trùng Hạ Thảo, 3 lần mỗi ngày, trong vòng 6 ngày. Kết quả cho thấy:
- 48,3% bệnh nhân có chuyển biến rõ rệt
- 41,9% bệnh nhân có chuyển biến tốt
- 9,7% không có dấu hiệu chuyển biến rõ ràng
Một số thử nghiệm lâm sàng (ở động vật và con người) đã cho thấy tiềm năng của đông trùng hạ thảo như là một tác nhân điều chỉnh lượng đường trong máu. Trong một nghiên cứu, một nhóm được điều trị với 3g đông trùng hạ thảo mỗi ngày và một nhóm khác được điều trị bằng các phương pháp thông thường khác chứng minh rằng 95% bệnh nhân điều trị bằng Cordyceps cho thấy sự cải thiện lượng đường máu của họ, so với kết quả cải thiện 54% trong nhóm đối chứng không sử dụng ĐTHT, (Guo QC, Zhang C. (1995).
JinSHuiBao Capsule J Administration Y học cổ truyền Trung Quốc 1995: 5 (suppl): 22) trong một thử nghiệm quan sát lâm sàng về điều trị bổ trợ 20 bệnh nhân tiểu đường cho thấy nếu kết hợp sử dụng đông trùng hạ thảo với thuốc thì hiệu quả sẽ đạt cao hơn.