Ngửi mùi hương này trên ô tô chỉ 20 phút mỗi ngày cũng làm tăng nguy cơ ung thư
Đừng hí hửng nếu bạn vừa mua xe hơi mới, bởi nó sẽ chứa mùi của “chất gây ung thư”.
Xe hơi mới mua thường có một mùi thơm đặc biệt mà mọi người thường gọi là “mùi xe hơi mới”. Tuy nhiên, nó có chứa các hóa chất như benzen và formaldehyde có thể gây ung thư, thậm chí rối loạn sinh sản và dị tật bẩm sinh ở trẻ em.
Một nghiên cứu mới cho thấy nếu bạn liên tục lái một chiếc xe mới hơn 20 phút mỗi ngày, chẳng hạn như trên đường đi làm, lượng benzen và formaldehyde mà bạn hít phải sẽ vượt quá ngưỡng quy định.
Nhiều người nói rằng họ thích mùi hương của xe hơi mới. Thậm chí còn có một chất làm mát không khí được gọi là “mùi hương của một chiếc xe mới mua”, nhưng đặc điểm nhận dạng thực sự của loại mùi hương này lại chính là các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như benzen và formaldehyde, có trong chất kết dính và nhựa bên trong xe. Cả benzen và formaldehyde đều được biết đến là chất gây ung thư, đặc biệt là benzen được chứng minh là có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu và có rất nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Đại học California tại Riverside, tiểu bang California, Mỹ nhằm xác định lượng chất gây ung thư hít phải khi đi một chiếc xe mới. Kết quả điều tra cho thấy mặc dù lượng chất gây ung thư hít vào có thể tăng hay giảm tùy theo loại xe, nhưng lượng benzen và formaldehyde hít phải được giới chức y tế California hạn chế chỉ trong khoảng thời gian 20 phút. Trong trường hợp của bang California, nơi thời gian đi làm trung bình ở các khu vực thành thị là “30 phút”, người ta kết luận rằng hơn 60% dân số có thể đối mặt với mức tăng nguy cơ ung thư hơn 10%. Tỷ lệ này tăng lên theo tỷ lệ thuận nếu thời gian ở bên trong xe lâu hơn.
Để đối phó, Aalekhya Reddam, tác giả chính của luận thuyết, khuyên người dùng nên mở cửa sổ khi đi trên những chiếc xe mới để thông gió. Ông cũng khuyên ngành công nghiệp sản xuất ô tô nên sử dụng các chất thay thế ít độc hại hơn.
“Những hóa chất này rất dễ bay hơi, di chuyển dễ dàng từ nhựa và vải sợi sang không khí mà bạn hít thở”, chuyên gia môi trường David Volz từ Đại học California Riverside, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Environment International.