Chế độ ăn uống cho bệnh nhân hóa trị
Trong một số trường hợp, hóa trị là phương pháp duy nhất để chữa khỏi ung thư, đặc biệt là khi bệnh đã ở giai đoạn cuối hay đã lan rộng trong cơ thể. Tuy nhiên, quá trình hóa trị còn làm tổn thương các mô, tế bào lành và các cơ quan khác. Vì vậy, để bệnh nhân đang hóa trị có thế bảo đảm sức khỏe, nâng cao cơ hội khỏi bệnh, bên cạnh việc duy trì niềm tin và sự lạc quan, chế độ ăn uống cho người hóa trị cũng chính là một chìa khóa hết sức quan trọng.
Tầm quan trọng của chế độ ăn uống khi hóa trị
Chế độ ăn uống khi hóa trị đóng vai trò hết sức quan trọng, bảo đảm sức khỏe cho người bệnh trước, trong và sau quá trình điều trị.
Người bệnh có sức khỏe kém, thiếu dinh dưỡng sẽ khiến quá trình hóa trị không đạt hiệu quả. Thêm vào đó, điều trị ung thư bằng hóa trị được ví như con dao hai lưỡi. Thuốc dùng trong hóa trị không chỉ tấn công, phá hủy các tế bào ung thư mà còn tổn thương các tế bào khỏe mạnh như: tế bào tủy xương, tế bào tiêu hóa trong ruột và các cơ quan trọng yếu như tim, phổi, gan,… Do đó, bệnh nhân được điều trị bằng hóa trị sẽ gặp các triệu chứng như: mệt mỏi, suy nhược, biếng ăn, rụng tóc, nôn mửa, sốt, tiêu chảy, suy giảm sức đề kháng, dễ mắc phải các bệnh cơ hội. Lúc này, một chế độ ăn uống có thể bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sẽ là yếu tố then chốt giúp cơ thể hồi phục thuận lợi.
Chế độ ăn uống cho bệnh nhân hóa trị
Trước khi thực hiện hóa trị: Cần ăn những thức ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng như hoa quả và sữa để tăng cường thể lực.
Trong quá trình hóa trị: Trong các bữa ăn chính nên ăn lượng thức ăn vừa phải và đầy đủ dinh dưỡng. Ăn một ít thức ăn nhẹ trong lúc chờ hóa trị. Cần tránh những thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ vì chúng khó tiêu hóa, ít dinh dưỡng, có thể gây cảm giác chán ăn.
Sau khi hóa trị: Người bệnh không phải ăn kiêng nhưng cần tránh rượu bia, thức ăn ngọt chứa nhiều đường và những thức ăn khó tiêu. Cũng không nên ăn những thức ăn quá cay hay quá nóng để tránh làm tổn thương khoang miệng do trong thời gian hóa trị, các mô trong cơ thể rất dễ tổn thương. Khuyến khích ăn những thức ăn có vị nhẹ và dễ tiêu như: bánh mì, cá chín, trái cây, sữa chua, nước hoa quả,…
Sau hóa trị, người bệnh sẽ gặp những tác dụng phụ liên quan đến vấn đề ăn uống như: nôn mửa, chán ăn, khô miệng, lở miệng hay gặp phải vấn đề về tiêu hóa như: tiêu chảy, táo bón,… Cần chú ý thay đổi chế độ ăn uống linh hoạt và phù hợp để kiểm soát các triệu chứng này. Ví dụ: Nếu gặp phải tình trạng khô miệng, nên ăn kẹo cao su để kích thích tuyến nước bọt, ăn các loại thức ăn mềm kèm nước sốt, ăn món tráng miệng đông lạnh, tránh thức uống nhiều đường.
Kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, linh hoạt, bệnh nhân điều trị ung thư bằng hóa trị nên dùng những sản phẩm có cordycepin như đông trùng hạ thảo, không gây tác dụng phụ để nâng cao tỷ lệ thành công của phương pháp điều trị này.
Đông Trùng Hạ Thảo – hy vọng của bệnh nhân điều trị ung thư
Cordycepin lần đầu tiên được tách ra từ C. militaris năm 1950 do Cunningham và cộng sự thực hiện, sau đó chúng cũng được tìm thấy ở C. sinensis và C. kyushuensis. Mặc dù cordycepin có thể được tổng hợp hóa học nhưng chỉ cho sản lượng thấp. Cordyceps tự nhiên chứa lượng cordycepin vào khoảng 0,006 – 6,36 mg/g.
Cordycepin có khả năng kháng nấm, kháng ung thư và kháng virus. Gần đây hơn, cordycepin cũng cho thấy khả năng điều hòa sản phẩm của interleukins trong tế bào lympho T. Cordycepin phát huy tác dụng gây độc tế bào thông qua methyl hóa acid nucleic, ức chế sự phát triển của Clostridium paraputrificum và Clostridium perfringens, nhưng không có tác động nào tới Bifidobacterium spp. và Lactobacillus spp. do Ahn và cộng sự đã chứng minh năm 2000. Cụ thể,
- Polysaccharides đảm nhiệm chống viêm, chống oxy hóa, chống ung thư, chống di căn khối u, điều hòa miễn dịch , hypoglycaemic, steroidogenic và hypolipidaemic.
- Cordycepin đảm nhiệm chống ung thư, trừ sâu, chống nhiễm khuẩn.
- Ergosterol ức chế ung thư, và điều hòa miễn dịch. Hiệu quả chống ung thư Khả năng ức chế sự phát triển của các khối u được phát hiện ở nhiều chi của loài Cordyceps.
Các thành phần hoạt tính sinh học có tác động chống ung thư chủ yếu là polysaccharide, sterols và adenosine. Trong đó, sterols và adenosine là các chủ đề nghiên cứu nóng nhất về khả năng chống ung thư
Như vậy, ngoài tác dụng tiêu diệt các tết bào ung thư, nấm cordycepin còn có tác dụng tăng cường sức khỏe để các bệnh nhân đủ sức khỏe để tiến hành hóa trị.
Nguồn: Sức khỏe và Đời sống