Cây Nấm Ngọc Cẩu – Cynomorium Songaricum Rupr
Nấm ngọc cẩu là loại thảo dược nửa dạng cây nửa dạng nấm, không có lá. Thân có màu đỏ nâu sẫm, được cấu tạo bới cán hoa lớn, mang hoa dày đặc, có bao bọc bằng mo màu tím.
Sở dĩ có cái tên kì dị trên là do hình dạng Nấm ngọc cẩu không khác gì của quý của loài chó. Nấm có mùi hôi đặc trưng. Hoa nấm nạc và mềm, không có lá. Hoa đực và hoa cái phân biệt rõ ràng. Cụm hoa đực hình trụ, dài 10-15cm. Cụm hoa cái hình đầu, dài 2-3cm. Ruột hoa nấm giống như ruột quả thanh long, chứa tinh bột.
Những củ nấm non màu đỏ tươi, trông không khác gì “dái mít” mọc ngược, trồi lên khỏi mặt đất thành cụm. Lúc chúng mới nhú, hình thù chả khác gì của quý đàn ông.
Những củ nấm già hơn thì mọc hoa màu trắng và trước khi kết thúc vòng đời, chúng như bắp ngô thu nhỏ. Nấm ngọc cẩu mọc ký sinh trên những rễ cây gỗ lớn chìm dưới lòng đất, trong bóng tối, dưới lùm cây bụi. Nấm ngọc cẩu có mặt ở các tỉnh miền núi phía bắc, gồm Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang…
Nấm ngọc cẩu có giá trị dược liệu cao khi sinh trưởng ở độ cao trên 1.500m. Nấm ngọc cẩu đặc biệt quý khi thu hái tự nhiên ở độ cao trên 2.000 như đỉnh Tây Côn Lĩnh và Hoàng Liên Sơn, nơi quanh năm lạnh giá, mùa đông có tuyết phủ.
Loài nấm này thường mọc vào mùa mưa và bắt đầu từ tháng 9 thì thân to bằng ngón chân cái, hoặc cổ tay, là lúc thu hoạch được. Đến hết tháng 10, thì củ nấm lụi tàn, biến mất trên mặt đất, và sang năm, thì lại mọc lên.
Khu vực phân bố
Nấm ngọc cẩu thường mọc trên các vùng núi cao khoảng 1.500m so với mực nước biển, chỉ những khu vực có khí hậu lạnh mới tìm thấy loại cây thuốc này. Ở nước ta nấm ngọc cẩu mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phí bắc như: Hòa Bình, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên. Nhiều nhất là ở Hòa Bình, là một tỉnh miền núi, có khí hậu lạnh, ở các huyện vùng cao Tân Lạc, Mai Châu là nơi có nhiều cây nấm ngọc cẩu nhất. Nấm ngọc cẩu thường mọc và sống ký sinh trên rễ của những cây gỗ lớn mọc trong rừng sâu ẩm thấp.
Hàng năm vào tháng 8 đến tháng 12 người dân mới phát hiện nấm ngọc cẩu trong rừng, vào những thời điểm khác trong năm không thấy sự hiện diện của cây thuốc quý này. Bởi vậy mà nấm ngọc cẩu rất quý hiếm.
Bộ phận dùng
Toàn cây nấm ngọc cẩu đều được sử dụng làm thuốc
Cách chế biến và thu hái nấm
Vào thời vụ thu hái người dân thường đảo cả cụm nấm về rửa sạch đất cát để ráo nước và dùng ngâm rượu (Ngâm tươi). Ngoài ra nấm còn được phơi khô để bảo quản dùng được lâu hơn.
Khi thu hái người dân không thu hái toàn bộ cây nấm mà chỉ lấy một phần, còn để lại vài nhánh để cây tiếp tục phát triển.
Mùi vị của cây ngọc cẩu
Nấm có vị chát nhẹ (Đây là vị đặc trưng của nấm) do vậy khi ngâm rượu, ta nên ngâm chung với mật ong cho dễ uống.
Thành phần hóa học
Nấm ngọc cẩu có thành phần hóa học là chất béo, tinh dầu và hoạt chất protodioscin giúp kích thích nhu cầu tình dục, tăng tiết testosteron một cách tự nhiên.
Công dụng của nấm ngọc cẩu
Nấm ngọc cẩu được sử dụng trong các bài thuốc làm bổ máu, bổ thận, kích thích đường tiêu hóa, thông tiểu, chữa nhức mỏi tay chân, đau lưng, di tinh, liệt dương, đặc biệt tốt cho phụ nữ phục hồi sức khỏe sau khi sinh…
Người Dao đỏ dùng củ nấm này để chữa hậu sản. Những phụ nữ sau khi sinh, sức khỏe suy kiệt, chỉ cần dùng củ nấm này sắc nước uống vài lần là khỏe như thường, lại leo núi, lên nương phăm phăm. Theo các lang y người Dao, ngoài việc tăng cường sức khỏe, thì củ nấm còn làm mất cả nám da, tàn nhang, tiêu những khối u lành trong cơ thể. Sở dĩ có được tác dụng thần kì đó là do củ nấm có tác dụng mạnh trong tăng cường nội tiết tố estrogen. Nội tiết tố chính là “nhựa sống” giúp duy trì sức sống cho chị em phụ nữ. Phụ nữ lớn tuổi, hàm lượng nội tiết tố được sinh ra càng ít đi, vì thế, bệnh tật sinh ra, và đặc biệt là ham muốn chuyện vợ chồng cũng giảm.
Không chỉ phụ nữ, với đàn ông, loài nấm này chính là thần dược. Loài nấm này có tác dụng bổ dương cực mạnh. Thậm chí, nhiều người hỏng hẳn chức năng sinh lý, sử dụng nấm này bồi bổ, vẫn có thể trở lại cường tráng như xưa.
Nguồn gốc của loài nấm này được tương truyền từ một huyền thoại xuất xứ từ người Cờ Lao sống ở Trung Quốc, phía bên kia dãy Tây Côn Lĩnh:
Cách dùng, liều dùng
1. Cách sắc uống:
Ngày dùng: 30g sắc với 1 lít nước, sắc còn 600ml nước uống trong ngày (Nên thêm khoảng 2 thìa canh mật ong cho dễ uống)
2. Cách ngâm rượu nấm ngọc cẩu làm thuốc tăng cường sinh lý
Cách chế biến nấm ngọc cẩu hiệu quả nhất là Ngâm rượu. Ydvn xin giới thiệu chi tiết cách ngâm rượu nấm như sau:
Ngâm nấm ngọc cẩu tươi:
Tỷ lệ: 1 kg nấm tươi, 200ml mật ong rừng ngâm với 4 lít rượu trắng loại ngon (từ 40o trở lên), nếu ngâm với rượu nếp càng tốt.
Cách ngâm: Nấm rửa sạch đất cát đem phơi ráo nước, sau đó tráng nấm 1 lượt bằng rượu trắng. Cắt đôi dọc cây nấm, đối với phần củ nấm nên thái mỏng để rượu ngấm đều hơn và tiến hành ngâm với rượu theo tỷ lệ 1kg nấm ngâm 4 lít rượu.
Ngâm trong thời gian 1 tháng là dùng được.
Chú ý: Nên chọn loại bình miệng lớn để ngâm, nên ngâm bằng bình thủy tinh hoặc bình sành sứ để có được loai rượu tốt nhất.
Ngâm nấm khô:
Tỷ lệ: 500 gram nấm khô, 100ml mật ong rừng ngâm với 5 lít rượu
Cách ngâm: Tiến hành ngâm bình thường như trên.
Nấm khô: Ngâm mùi vị sẽ đậm đà hơn nấm tươi, do nấm khô không chứa nước như nấm tươi.
Thời gian: Ngâm trong 1 tháng, mỗi ngày dùng 2 chén nhỏ
Tại sao phải ngâm chung ngọc cẩu mới mật ong?
Là một dược liệu quý có tác dụng bồi bổ, tốt cho sinh lý (Vị đặc trưng của nấm ngọc cẩu là vị chát nhẹ không dễ dùng chút nào) nên khi ngâm nấm ta nên ngâm chung với mật ong. Mật ong tiêu vị chát của nấm rất hiệu quả, sẽ giúp rượu ngâm nấm có vị đặm đà và thơm ngon hơn.
Ngâm phối hợp nấm với các vị thuốc khác
(Cách ngâm trên được áp dụng trong bài thuốc ngâm rượu ba kích tím)
Ba kích tím loại tươi: 1 kg
Dâm dương hoắc khô: 0,5 kg
Nấm ngọc cẩu khô: 0,5 kg
Sa sâm, câu kỷ tử, đỗ trọng, đương quy, cam thảo, đại táo mỗi vị 100g
Các vị trên đem ngâm với 7 lít rượu trắng 40 độ trong thời gian khoảng 1 tháng trở lên là dùng được.
Màu sắc, mùi vị của rượu ngọc cẩu:
Rượu nấm sau thời gian ngâm 1 tuần sẽ chuyển màu nâu đen và có mùi thơm giống mùi thuốc bắc.
Vị rượu: Rượu có mùi thơm nhẹ, vị hơi chát nhưng rất dễ dùng.
Lưu ý khi sử dụng
Nấm ngọc cẩu chỉ mọc ở những tỉnh miền núi, đặc biệt là các vùng núi cao có khí hậu lạnh, nếu có người rao bán nấm ngọc cẩu thu hái ở các tỉnh đồng bằng thì độc giả cần kiểm tra thật kỹ trước khi mua.
Hiện nay vị thuốc ngọc cẩu có đến cả trục loại, nhưng chỉ có 3 loại sử dụng được.
Nấm ngọc cẩu chỉ mọc ở dưới tán rừng trên các dãy núi cao, việc thu hái nấm ngọc cẩu rất vất vả và khó khăn gian khổ, để thu hái được 1kg nấm ngọc cẩu người dân phải trèo đèo lội suối đến hàng trục Km đường rừng, có lúc còn ảnh hưởng đến tính mạng, hơn nữa nấm ngọc cẩu chỉ xuất hiện vào 2 tháng giáp tết (Ngoài ra các tháng khác trong năm ta không thể tìm thấy loài nấm quý hiếm này). Do vậy giá bán nấm không hề rẻ. Hiện nay giá nấm ngọc cẩu khô, tươi giao động từ 900.000đ đến 1.200.000đ/1kg tùy từng thời điểm trong năm. Nhưng rẻ nhất vẫn có giá khoảng 900.000đ/kg. Do vậy, nếu có địa chỉ náo bán quá rẻ, độc giả nên suy nghĩ lại, chắc chắn đây là loại nấm dại ít giá trị về Y học.
Sự tích về nấm ngọc cẩu
Chuyện rằng, xưa kia, dãy núi Tây Côn Lĩnh cao đến tận trời, nên người trên trời và người hạ giới vẫn giao lưu với nhau. Các chàng trai Cờ Lao rất đẹp và khỏe, nên tiên nữ trên trời rất yêu quý, thường xuống hạ giới để tư tình.
Hàng ngày, các thanh niên Cờ Lao không chịu lao động, bỏ bê cả gia đình, vợ con để yêu đương với các tiên nữ.
Một ngày, đang yêu đương các tiên nữ, một anh chàng người Cờ Lao tên là Chảo Mìn Sư chợt nhận ra, hành động sống như thế này không ổn, sẽ làm tan nát gia đình, thui chột nòi giống, nên Chảo Mìn Sư đã dùng dao cắt phăng của quý, ném xuống đất, để không còn đầu óc tơ tưởng đến các tiên nữ nữa.
Các trai bản Cờ Lao bị tiên nữ hớp hồn cũng chợt tỉnh, dùng dao cắt của quý bỏ đi như Chảo Mìn Sư. Của quý cắt đi rồi, họ không còn bị tiên nữ quyến rũ nữa.
Các nàng tiên nhìn cảnh ấy thì đau lòng, tiếc nuối lắm. Để của quý không hỏng, các nàng tiên đã biến chúng thành loài nấm.
Điều đặc biệt, là loài nấm đó ẩn trong lòng đất, chỉ đến tháng 9 và tháng 10 mới trồi lên khỏi mắt đất.
Từ đó, cứ đến tháng 9 và tháng 10, các nàng tiên lại xuống Tây Côn Lĩnh hái củ nấm hình của quý mang về trời. Ăn thứ nấm ấy, các nàng tiên sống đến ngàn tuổi, cứ đẹp mãi, trẻ mãi.
Cách sử dụng Nấm ngọc cẩu rất đơn giản, chỉ cần sắc ngọc cẩu với nước rồi uống trực tiếp. Sau khi sắc sẽ cho thứ nước ấy có màu đen thẫm, vị hơi chát. Đàn ông sinh lý yếu, ngoài việc sắc uống, có thể chế biến với các món ngọc dê, ngọc cẩu, ngọc kê, ngọc bò…
Một vị thuốc cực quý, cách sử dụng đơn giản nhưng để tìm được và bảo tồn vào nguồn dược liệu quốc gia lại là một câu chuyện không hề đơn giản.
Trước đây, thứ nấm này có mặt khá phổ biến ở núi Hoàng Liên Sơn. Tuy nhiên, qua một giai đoạn người Trung Quốc thu mua cạn kiệt, bây giờ kể cả những người Dao đi rừng giỏi nhất đi cả ngày cũng khó tìm thấy một cây nấm nào.
Thay lời kết:
Dân gian ta có câu: “Chết trên đống thuốc”, ngẫm ra chẳng sai. Rừng vàng biển bạc Việt Nam vẫn còn vô vàn những bí mật cần chúng ta khám phá. Vẫn biết nấm luôn là một thực phẩm cũng như một vị thuốc cực kì tốt cho sức khoẻ nhưng những loài nấm như Nấm ngọc cẩu quả thực khiến chúng ta bất ngờ và thích thú.
Thiết nghĩ các nhà khoa học Việt Nam nên lưu tâm về vấn đề này.
Một mặt kết hợp với người dân và chính quyền địa phương để có biện pháp bảo tồn, tránh khai thác bừa bãi, tận thu và “tận diệt” các nguồn tài nguyên trên cả nước. Một mặt đi sâu vào nghiên cứu, bào chế thành thuốc và công bố rộng rãi cho người dân có một sự hiểu biết chính xác.
Câu chuyện phát triển bền vững vẫn luôn là một câu chuyện dài cần sự chung tay của rất nhiều con người. Từ nhà khoa học, doanh nghiệp đến những người dân.