Các dấu hiệu nhận biết nano bạc thật, nano bạc giả
Thị trường dược phẩm, mỹ phẩm gần đây xuất hiện nhiều sản phẩm được quảng cáo chứa nano bạc với hiệu quả diệt khuẩn lên đến 99,9%. Thế nhưng hầu hết đều là nano bạc giả, không có tác dụng như lời đồn thổi. Là người tiêu dùng thông thái, lưu lại ngay 8 dấu hiệu nhận biết nano bạc thật và nano bạc giả từ Tiến sĩ Cao Văn Dư, Phó Trưởng khoa Dược, Đại học Lạc Hồng
Nano bạc có thực sự kháng khuẩn tốt như lời đồn?
Nói về bạc, người ta biết đến nó không chỉ là kim loại quý mà còn có nhiều tác dụng chữa bệnh. Trong đó, tác dụng quen thuộc nhất là khả năng giải cảm (khi trúng gió) và khả năng kháng khuẩn. Ứng dụng kháng khuẩn của các ion bạc (ion Ag+) có lẽ được quảng cáo nhiều nhất trong các thiết bị điện lạnh (điều hoà không khí, tủ lạnh) và trong các sản phẩm phòng dịch (Súc họng miệng nano bạc, gel rửa tay khô nano bạc)
Cơ chế kháng khuẩn của bạc
Nói về tác dụng kháng khuẩn của bạc, BS.CKII. Đặng Minh Trí, bệnh viện Nhi đồng thành phố khẳng định: “Bạc có khả năng tiêu diệt cả vi khuẩn, virus và vi nấm. Thậm chí nó còn mạnh hơn kháng sinh. Nếu kháng sinh chỉ hiệu quả trên 6 nhóm vi sinh vật gây bệnh thì bạc có khả năng diệt khuẩn trên 600 nhóm. Ion bạc trong nước có thể tiêu diệt được 260 loại vi khuẩn, vi trùng, nấm… với nồng độ 0,1-0,01mg/l.”
Về cơ chế kháng khuẩn, các ion bạc (ion Ag+) hoà tan trong máu gây bất hoạt enzym chuyển hoá năng lượng của vi khuẩn, virus, vi nấm. Các ion bạc xâm nhập qua màng tế bào vi sinh vật, sau đó ức chế quá trình trao đổi chất và gây tiêu diệt nhanh gọn vi sinh vật có hại. Ở trên da niêm mạc, nếu ion bạc có thể bám lại (nhờ sử dụng dạng sịt -spray hoặc gel bôi) cũng có tác dụng diệt các vi sinh vật tại chỗ. Ion bạc có khả năng diệt khuẩn chỉ trong vài phút. Đặc biệt, cơ chế bất hoạt tế bào vi sinh vật của bạc không ảnh hưởng đến tế bào người và động vật. Do vậy, bạc không chỉ kháng khuẩn tốt mà còn có tính chọn lọc và an toàn với người.
Trong y học hiện đại, bạc được ứng dụng trong điều trị bệnh nội khoa, bệnh đường hô hấp, viêm mũi họng, bệnh rặng miệng, dị ứng, bệnh ngoài da và tăng cường miễn dịch.
Nano bạc thật giúp tăng hiệu quả kháng khuẩn so với bạc thông thường gấp hàng trăm lần
Nano bạc thật là các tiểu phân bạc hoặc ion bạc có kích thước siêu nhỏ cỡ nano mét (1-100nm) được tạo ra bằng các phương pháp điện phân, vật lý hay Plasma hoá… Nhờ kích thước siêu nhỏ, với cùng 1 lượng bạc, dung dịch nano bạc cho diện tích tiếp xúc với vi khuẩn cao hơn, khả năng thẩm thấu vào tế bào vi khuẩn tốt hơn, từ đó cho tác dụng kháng khuẩn mạnh hơn gấp hàng trăm lần so với bạc thông thường.
Dung dịch nano bạc có thể tiêu diệt vi khuẩn, vi rút, vi nấm ở nồng độ rất nhỏ cỡ 1ppm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh về khả năng tiêu diệt vi khuẩn, vi rút và các vi sinh vật khác của nano bạc.
- Nano bạc 5 nm, 25 nm và 30 nm có thể diệt virus Herpes và virus Epstein – Barr.
- Nano bạc 3,5 nm, 6,5 nm và 12,9 nm có khả năng diệt E.coli và cúm H1N1 khi sử dụng phối hợp với Chitosan.
- Nano bạc làm bất hoạt 2 chủng vi khuẩn phổ biến, kháng thuốc: Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) gây nhiễm khuẩn da, nhiễm trùng và Escherichia Coli (E. Coli) gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu và bệnh đường ruột.
Nhập nhèm thị trường nano bạc thật ít, giả nhiều
Chính nhờ tác dụng kháng khuẩn cực mạnh, nano bạc được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực từ chăm sóc sức khoẻ, mỹ phẩm, đến nuôi trồng, điện lạnh. Đặc biệt, thời gian gần đây, đại dịch Covid -19 bùng phát và diễn biến phức tạp, người tiêu dùng đổ xô đi mua nước súc miệng nano bạc, gel rửa tay nano bạc… với mong muốn phòng bệnh cho cả nhà mùa dịch. Các sản phẩm này cũng được bán với giá cao hơn hẳn các sản phẩm chỉ dùng cồn thông thường.
Nhu cầu sử dụng nano bạc lớn trong khi không có các tiêu chuẩn rõ ràng và cơ chế quản lý chặt chẽ dẫn đến tình trạng các chế phẩm nano bạc giả tràn lan trên thị trường, bị độn giá và hoàn toàn không có tác dụng kháng khuẩn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến lòng tin của người tiêu dùng cũng như uy tín của các công ty làm ăn nghiêm túc
Tiến sĩ Cao Văn Dư, Phó Trưởng khoa Dược, Đại học Lạc Hồng nhận định, những sản phẩm trong suốt được quảng cáo chứa nano bạc diệt khuẩn 99,9% hiện nay hầu như không chứa nano bạc. Tiến sĩ Cao Văn Dư khẳng định: “Đặc tính của Nano bạc đó là nó có tính phát quang. Nó có phát ra ánh sáng tùy thuộc vào cường độ khác nhau, nên chắc chắn phải có màu. Tôi có thể khẳng định rằng, nếu mà không có màu thì đến 99% là không có Nano bạc”.
Vì sao nano bạc giả vẫn không có hàng để bán?
90% các sản phẩm nano bạc hiện nay là nano bạc giả, thế nhưng vẫn bán rất chạy. Có rất nhiều lí do khiến người ta đổ xô đi mua các sản phẩm này:
- Người mua không phân biệt được thật giả: Người tiêu dùng kém hiểu biết, không biết cách phân biệt nano bạc thật và nano bạc giả, do đó dễ bị lừa bởi những quảng cáo trên trời.
- Người bán cố tình lừa đảo: Các sản phẩm có chứa nano bạc được khẳng định có tác dụng kháng khuẩn cao gấp hàng trăm lần các sản phẩm thông thường. Do đó, giá của các sản phẩm chứa nano bạc cũng ở mức cao hơn. Lợi nhuận cao mà hai từ “nano bạc” mang lại, đã khiến không ít người lợi dụng, trục lợi với các sản phẩm nano bạc dởm.
- Thiếu các cơ quan quản lý chất lượng nano bạc: thị trường nano bạc thật giả lẫn lộn, không có các cơ quan quản lý chất lượng nano bạc. Đặc biệt mùa dịch, công tác quản lý lỏng lẻo càng tạo điều kiện cho các sản phẩm nano bạc giả tràn lan trên thị trường
- Người mua ham của rẻ. Đừng bao giờ tin các sản phẩm với giả rẻ bất ngờ được quảng cáo chứa nano bạc. Bản thân bạc đã là kim loại quý, có giá trị cao. Muối bạc có giá khoảng 21,050 đồng/gam ion Ag+. Còn nano bạc nguyên chất cũng đã có giá 10 -18 triệu/gam. Do đó, không thể có giá rẻ với các sản phẩm chứa nano bạc thật được.
8 cách nhận biết nano bạc thật, nano bạc giả
Giữa thị trường hỗn loạn thật ít giả nhiều, bạn cần phải tỉnh táo và thông thái để lựa chọn được sản phẩm chứa nano bạc thật. Dưới đây là 8 dấu hiệu nhận biết nhanh nano bạc thật, nano bạc giả:
1. Nano bạc luôn có màu và hơi đục
Nano bạc luôn có màu dù nồng độ cao hay thấp. Nano bạc thật có màu vàng hơi mờ đến đặc đục vàng xám không cho ánh sáng đi qua. Dung dịch nano bạc có màu hơi đục chứa không hề trong suốt. Nếu thấy sản phẩm nào không màu, trắng sữa hay trong suốt thì chắc chắn không chứa nano bạc thật. Nano bạc giả thường trong suốt, không màu. Nếu sản phẩm chứa nano bạc giả có màu là do người bán cố tình pha thêm màu. Hoàn toàn có thể phát hiện ra nano bạc giả bằng dầu hiệu thứ 5.
2. Nano bạc đổi màu hoàn toàn theo nồng độ
Các dung dịch khác có màu bị pha loãng khi thay đổi nồng nộ. Nano bạc thì khác. Màu dung dịch nano bạc sẽ hoàn toàn biến đổi khi thay đổi nồng độ. Nano bạc có dải màu đa dạng từ đen sẫm (nano bạc >3000ppm) đến màu vàng chanh (<20ppm). Nồng độ nano bạc được sử dụng trong các chế phẩm nước súc miệng, hoặc gel rửa tay thường từ 1 đến 20 ppm do đó chúng có màu vàng nhạt (1-2ppm), vàng chanh (5-10ppm) đến màu vàng rất rõ (~20ppm).
3. pH dung dịch chứa nano bạc từ 4-6
Nano bạc bền chỉ bền ở pH từ 4-6. Nếu sản phẩm có nano bạc mà pH không nằm trong dải này thì có 2 trường hợp xảy ra: Thứ 1, nano bạc không bền bị tụ lại (quan sát thấy vẫn đục). Thứ 2, bạn đã mua phải nano bạc giả.
4. Nano bạc thật hơi sánh và đặc hơn nước.
Bản thân lớp vỏ tạo nano thường được làm bằng Polymer (ví dụ như PVA – poly vinyl Arylic), do đó, sản phẩm chứa nano bạc thật thường sánh hơn nước. Những dung dịch nano bạc rất loãng có thể không nhận biết được dấu hiệu này bằng mắt thường.
5. Nano bạc thật có tính tán xạ mạnh, nano bạc giả không cho ánh sáng đi qua
Nano bạc có tính tán xạ mạnh. Thậm chí ở nồng độ cao, dung dịch nano bạc không cho ánh sáng đi qua. Có thể dùng tia laser hoặc dùng ngay đèn pin điện thoại để kiểm tra nhanh nano bạc thật hay giả:
+ Sử dụng tia laser: Nếu tia laser đi qua được dung dịch thì đó là nano bạc thật.
+ Sử dụng đèn pin của điện thoại: Nếu nano bạc thật sẽ xảy ra hiện tượng tán xạ. Bạn có thể quan sát thấy ánh sáng loe ra 2 bên tạo thành 1 hình nón cụt khi đi qua dung dịch nano bạc thật.
6. Nano bạc thật bền dưới ánh sáng mặt trời, nano bạc giả kết tủa chuyển màu đen
Dung dịch nano bạc không đổi màu khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Trong khi đó, muối bạc phơi nắng 1 ngày sẽ chuyển màu xám đen hoặc kết tủa đen. Có thể dùng phương pháp này test nhanh nhưng bảo quản nano bạc vẫn nên để nơi không có ảnh sáng mặt trời trực tiếp.
7. Nano bạc giả bị biến đổi bởi muối, so đa hoặc kiềm
Lấy khoảng 10-20 ml sản phẩm nano bạc của bạn. Thêm vào đó muối ăn, sôđa hoặc kiềm và lắc. Nếu sản phẩm chứa muối bạc sẽ cho cặn trắng, làm dung dịch trắng đục. Kết quả này sẽ ngả đen khi mang ra phơi nắng. Nếu sản phẩm chứa nano bạc thật thì dung dịch không bị đổi màu. 1 mẹo hay cho các bạn, nếu nước súc miệng có chứa cả muối và nano bạc thì khả năng cao đó là sản phẩm chứa nano bạc thật.
8. Nano bạc thật phản ứng với acid nitric
Cách này không thực sự thông dụng vì không phải ai cũng có thể mua hoá chất acid nitric về sử dụng. Nano bạc khi lắc cùng acid nitric thì màu vàng sẽ biến mất, dung dịch trong suốt.
Kết luận
Nano bạc có tác dụng kháng khuẩn mạnh và rất an toàn với con người. Đặc biệt trong giai đoạn dịch diễn biến phức tạp, nên lựa chọn các chế phẩm chứa nano bạc để bảo vệ bản thân và gia đình hiệu quả
Thị trường nano bạc nhập nhèm, thật ít, giả nhiều. Người tiêu dùng cần thực sự tỉnh táo và có hiểu biết để lựa chọn được sản phẩm chứa nano bạc thật
Đừng quên chia sẻ 8 dấu hiệu nhận biết nano bạc giả cho bạn bè, người thân để mọi người cùng biết mà tránh bị kẻ gian lợi dụng.